Tất Tần Tật Về Kiến Thức Phái Sinh Hàng Hóa

Tất Tần Tật Về Kiến Thức Phái Sinh Hàng Hóa
1.    Đầu tư phái sinh hàng hóa là gì?
2.    Phân loại phái sinh hàng hóa
2.1 Hợp đồng tương lai ( Future )
2.2 Hợp đồng kỳ hạn ( Forward )
2.3 Hợp đồng quyền chọn ( Option : Call/Put )
2.4 Hợp đồng hoán đổi
3.    Mục đích của hàng hóa phái sinh
4.    Lợi ích khi đầu tư phái sinh
5. Đầu tư phái sinh hàng hóa minh bạch an toàn

1. Đầu tư phái sinh hàng hóa là gì?

Là một dạng công cụ tài chính, được định giá dựa trên giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở.
Được thể hiện dưới nhiều kiểu hình thức hợp đồng.
Có thể hiểu đơn giản đầu tư phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa trong tương lai tại mức xác định giá nhất định. Hai bên sẽ xác định các điều kiện bao gồm mức giá, thời gian giao hàng, số tiền danh nghĩa, thời gian và nghĩa vụ của hai bên.
Ở Việt Nam hiện có 4 nhóm hàng chính có thể ký kết hợp đồng tương lai bao gồm: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Trong đó, các mặt hàng nông sản như lúa, ngô, đậu tương, cà phê,… thường được giao dịch nhất.

2.    Phân loại phái sinh hàng hóa:

Nhà đầu tư có thể thu lời cao nhất và đặt mức rủi ro thấp nhất vì có thể chọn 4 loại hợp đồng khi tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa. Cụ thể:

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Đây là loại hợp đồng mà bên mua và bên bán sẽ thực hiện lệnh mua hoặc bán ở một thời điểm xác định trong tương lai. Chẳng hạn như hợp đồng bán cà phê thường có kỳ hạn 3,5,7,9 hoặc 11 tháng.

  • Hợp đồng tương lai (Future)

·         Loại hợp đồng này sẽ định trước việc mua và bán sẽ tiến hành tại một thời điểm trong tương lai.

  • Hợp đồng quyền chọn (Option: Call/Put)

Đây là thỏa thuận quyền được mua hoặc bán số lượng hàng hóa ở một mức giá định trước và thời gian xác định. Việc tất toán được thực hiện thông qua việc thanh toán phần chênh lệch giá giữa các bên.

  • Hợp đồng hoán đổi

Số tiền trên hợp đồng này sẽ dựa trên mức giá thả nổi hoặc mức giá cố định tính trên khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán, hai bên cam kết trao đổi cho nhau dòng tiền trong tương lai của giá cả hàng hóa, tại các thời điểm đã ấn định trong một khoảng thời gian cố định. Bên mua sẽ tiến hành thủ tục thanh toán dựa trên giá cố định và nhận giá thả nổi, còn bên còn lại sẽ thanh toán và nhận theo chiều ngược lại.

3.    Mục đích của hàng hóa phái sinh:

·         Phòng ngừa rủi ro biến động giá của tài sản cơ sở.
·         Đầu cơ (do có đòn bẩy lớn, không bị hạn chế T+)

4.    Lợi ích khi đầu tư phái sinh:

Có thể nói hàng hóa phái sinh là cách thức đem lại lợi ích cho cả người mua lẫn người bán, cụ thể là:
Với người bán: giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp người bán (cụ thể thường là người nông dân) chủ động hoạch định được lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai mà không sợ bị hạ giá, ép giá hay tình hình thị trường đi xuống… Người bán sẽ có thể yên tâm sản xuất hàng hóa mà không sợ rủi ro phát sinh.
Với người mua là nhà sản xuất/doanh nghiệp: Việc chủ động mua hàng hóa đã được định giá cho một thời điểm cố định trong tương lai như vậy sẽ giúp các nhà sản xuất chủ động hơn trong việc hoạch định chi phí. Đồng thời, hàng hóa phái sinh sẽ giúp họ yên tâm vận hành và phòng ngừa hiệu quả rủi ro biến động giá trong hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Với người mua là nhà đầu tư: Với các nhà đầu tư thì thị trường giao dịch hàng hóa chính là một kênh đầu tư dễ tham gia và có khả năng sinh lời cao. Đồng thời, đây cũng là một kênh đầu tư dự phòng không nên bỏ qua khi hàng hóa thường có xu hướng biến động ngược chiều với chứng khoán.

5.    Đầu tư phái sinh minh bạch an toàn:

 Về tính pháp lý: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 8/6/2018.
Tính minh bạch: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.

MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.
Tính thanh khoản: Với hàng chục triệu lot giao dịch, hàng triệu vị thế mở trong một tháng (31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 01/2020 – Số liệu từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam). Việc giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như (CME Group-Mỹ 66,06 tỷ USD, ICE Futures Europe – 41,6 tỷ USD, TOCOM Nhật bản – 2.000 tỷ Yên – Năm 2018) quy mô toàn cầu tạo ra tính thanh khoản cao.

Tính hai chiều: Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.
Tỷ lệ ký quỹ tốt: So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc bất động sản thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.

Giảm chi phí giao dịch: Khi tham gia chứng khoán nhà đầu tư sẽ chịu chi phí tối thiểu (0.4% giá trị hợp đồng). Trong khi đó, thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả (0.07% đến 0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra không thu thêm bất kì một loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay).

Từ những ưu điểm trên, có thể thấy phái sinh hàng hóa là một kênh đầu tư tiềm năng có khả năng sinh lời hiệu quả. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thị trường này, hãy để Công ty CP giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi đồng hành cùng bạn (thành viên kinh doanh được cấp phép của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam).

Anh chị có nhu cầu tìm hiểu thị trường hoặc nhu cầu mở tài khoản giao dịch bên sở giao dịch phái sinh hàng hóa Việt Nam vui lòng liên hệ số điện thoại hotline 0966277338 hoặc để lại thông tin đăng ký theo link bên dưới đây:
Link đăng ký thông tin TẠI ĐÂY

 

 

 

 

 

 

 

 

error: Content is protected !!