Đường xu hướng là một công cụ tuyệt vời, có những Trader đã cự tuyệt với những indicator và thề chỉ trung thành với đường trendline. Số ít những Trader dày dặn kinh nghiệm thậm chí có thể nhìn cách giá phản ứng với trendline mà không cần vẽ chúng. Nếu bạn thật sự yêu thích và muốn tìm hiểu sâu hơn công cụ này thì hãy cùng tìm hiểu về lý thuyết đường xu hướng của John Hill.
Nói qua về John Hill, ông là tác giả cuốn Ultimate trading guide, một quyển sách trading rất đáng đọc. Ông cũng là tác giả của mô hình giá tiếp diễn Yum-Yum, và một quyển sách ít được biết đến hơn có tên là Scientific Interpretation of Bar Charts, trong quyển này có một chương ngắn gọn đề cập đến lý thuyết và cách giao dịch cùng đường xu hướng mà bài viết này muốn nhắc tới, nội dung bao gồm:
- Xu hướng;
- Số lượng đỉnh/đáy pullback;
- Độ dài tương đối của một swing;
- Tỷ lệ hồi giá của một swing.
Đường xu hướng và pullback
Mục lục
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng đường xu hướng để xác định những cú pullback trong xu hướng.
Về cơ bản, pullback càng yếu thì giá càng có khả năng quay trở lại xu hướng trước đó. Điều này có nghĩa là những pullback yếu là những thời điểm đáng để Trader rủi ro vốn, và ngược lại pullback mạnh là dấu hiệu của một đợt đảo chiều tiềm năng.
Với lý thuyết này, chỉ với hai đường trendline giản đơn, bạn có thể quan sát được độ phức tạp cũng như sức mạnh của một pullback.
Lý thuyết đường xu hướng của John Hill – quy tắc giao dịch (pullback)
Điều đầu tiên cần làm đó là xác định hai đường line: 0-2 và 0-4. Trong một trend tăng, điểm 0 chính là đỉnh cao nhất của trend, đó là nơi mà cú pullback bắt đầu. Cùng xem minh họa bên dưới:
- Trước hết cần xác định các đỉnh đáy từ 0 đến 4;
- Nối đỉnh 0 và 2 lại với nhau ta được đường màu xanh (đường 0-2);
- Nối đỉnh 0 và 4 lại với nhau ta được đường màu đỏ (đường 0-4).
Chúng ta cần xác định hai đường này vì chúng ta sẽ xác định độ mạnh của cú pullback dựa trên độ dốc của chúng.
Nếu đường 0-4 nằm dưới đường 0-2 tức là cú pullback rất có lực, Trader không nên giao dịch khi đường line 0-4 bị phá.
Nếu đường 0-4 nằm phía trên đường 0-2 tức là cú pullback tương đối yếu, khả năng hồi trend cao, Trader cân nhắc giao dịch khi đường 0-4 bị phá.
Đối với một thị trường giảm, chúng ta áp dụng logic tương tự.
Quy tắc lệnh mua:
Xu hướng tăng;
Đường line 0-4 nằm trên line 0-2;
Mua vào khi line 0-4 bị phá.
Quy tắc lệnh bán:
Xu hướng giảm;
Đường line 0-4 nằm phía dưới đường line 0-2;
Bán ra khi line 0-4 bị phá vỡ.
Nếu cảm thấy bị nhầm lẫn bạn chỉ cần ghi nhớ qui tắc phía dưới đây:
- MUA vào trong một TREND TĂNG, khi đường line 0-4 NẰM TRÊN;
- BÁN ra trong một TREND GIẢM, khi đường line 0-4 NẰM DƯỚI.
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
07 bước để bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên
Mọi traders đều đã, đang và sẽ trải qua những giai đoạn thua dài liên...
Th8
Những bài học đắt giá từ câu chuyện cuộc đời của thiên tài bán khống Jesse Livermore…
Câu chuyện cuộc đời của Jesse LivermoreMục lục0.1 Câu chuyện cuộc đời của Jesse Livermore1...
Th8