Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn chiến lược giao dịch hiệu quả nhất với Bollinger Bands

1. Đường ballinger band 20 

Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn chiến lược giao dịch hiệu quả nhất với Bollinger Bands

Bollinger Bands (viết tắt là BB) là một trong những chỉ báo thông dụng nhất trong giao dịch Tài chính như CHỨNG KHOÁN, HÀNG HOÁ PHÁI SINH… và gần như không thể thiếu đối với nhiều trader đi theo trường phái phân tích kỹ thuật.

  • Ý nghĩa các thông số và cách cài đặt Bollinger Bands


1./ Các thông số của Bollinger Bands

 

Chỉ báo Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, cấu trúc của nó gồm có 3 thành phần:

  1. Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
  2. Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
  3. Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Nếu như bạn chưa biết thì “Độ lệch chuẩn” là một đại lượng thống kê dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.

2./ Cách cài đặt Bollinger Bands

Vì chúng ta thường sử dụng nền tảng giao dịch phổ biến nhất hiện nay là MT4, vì vậy tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Bollinger Bands ngay trên phần mềm MT4. Việc cài đặt vô cùng đơn giản.

Cách 1:

  • Mở phần mềm MT4 lên
  • Nhìn trên thanh Menu, Chọn Insert => Indicators => Trend => Bollinger Bands.

Cách 2:

  • Mở phần mềm MT4 lên
  • Nhìn trên thanh Menu, mục Indicator list (Ảnh dưới) => Trend => Bollinger Bands.

Sau đó sẽ có một bảng thông số của Bollinger Bands hiện ra.

Tại tab Parameter bao gồm các thông số cơ bản như Period (số chu kỳ), Devitation (độ lệch), Apply to Close (Áp dụng giá đóng cửa để tính toán).

Các bạn cũng có thể chỉnh màu sắc, độ dày mỏng của dải bollinger hay chỉnh khung thời gian ở tab Levels và tab Visualization bên cạnh.

3./ Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands

3.1. Mua thấp và bán cao (giao dịch khi giá chạm bands)

Mục đích của Bollinger Bands là cung cấp một định nghĩa tương đối về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.

 

Từ đó giúp chúng ta có ý tưởng xây dựng một chiến lược giao dịch rất đơn giản với Bollinger Bands đó là: MUA THẤP BÁN CAO.

Cơ sở của phương pháp giao dịch mua thấp bán cao với Bollinger Bands là gì? Thực chất, dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động. Vì thế với phương pháp này, chúng ta sẽ:

  1. Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
  2. Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands

CHÚ Ý Về mặt lý thuyết, đây là một phương pháp giao dịch đơn giản và tỏ ra tương đối hiệu quả trong thời điểm thị trường đi ngang (sideway), nhưng sẽ rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.

CHÚ Ý MUA KHI GIÁ PHÁ VỠ BAND TRÊN, BÁN KHI GIÁ PHÁ VỠ BAND DƯỚI.MỖI 1 DẢI BAND ĐỀU LÀ CẢN HAY CÒN GỌI LÀ ĐIỂM HỖ TRỢ, KHÁNG CỰ CỦA THỊ TRƯỜNG.


HỖ TRỢ TƯ VẤN MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ PHÁI SINH 0966277338

LINK MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH DEMO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

ZOOM ZALO NHÓM TÌM HIỂU VÀ NHẬN KHOÁ HỌC MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

 

error: Content is protected !!