Việc xác định đúng đỉnh đáy của 1 xu hướng là cực kỳ quan trọng, nó đóng vai trò nhận diện chính xác đâu là điểm xu hướng sẽ bị phá vỡ. Thật tai hại nếu bạn xác định nhầm điểm xu hướng bị phá vỡ, hậu quả sau đó rất có thể là bạn sẽ đi ngược xu hướng thật của thị trường.
Cách xác định đỉnh – đáy của 1 xu hướng tăng:
- Cách xác định đỉnh của 1 xu hướng tăng: đỉnh mới của xu hướng tăng được hình thành trong quá trình giá phá đỉnh cũ và có giá đóng cửa cao hơn giá cao nhất của đỉnh cũ. Đỉnh mới được công nhận khi và chỉ khi xuất hiện sóng điều chỉnh và sóng điều chỉnh phải có giá đóng cửa trong vùng điều chỉnh.
2. Cách xác định đáy của 1 xu hướng tăng: đáy mới của 1 xu hướng tăng được hình thành trong quá trình sóng điều chỉnh tiến vào vùng điều chỉnh và có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh. Đáy mới (2) được công nhận khi giá phá đỉnh (1) và tiếp tục trong quá trình hình thành đỉnh mới (3), đáy mới (1) là giá thấp nhất trong khoảng thời gian từ đỉnh (1) đến đỉnh (3).
Hai dạng xu hướng căn bản:
- Dạng xu hướng “Lọt khe”: dạng xu hướng kinh điển và đúng nhất, các sóng điều chỉnh có giá đóng cửa trong các vùng điều chỉnh không bỏ sót cái nào. xu hướng tăng ở dạng này sẽ bị phá khi giá phá đáy gần nhất và đóng cửa dưới đáy đó của xu hướng. Độ tin cậy và chính xác là 100%, nên nhớ chỉ là xu hướng bị phá vỡ thôi nhé, chứ không phải là đảo chiều xu hướng.
Dạng xu hướng “Không lọt khe”: dạng này sẽ phức tạp hơn, vì xu hướng quá mạnh nên giá chưa kịp điều chỉnh về vùng điều chỉnh thì giá đã liên tục lập những đỉnh mới. Tuy nhiên những đỉnh mới này không phải là đỉnh của xu hướng lớn ta đã xác định ban đầu mà nó là của xu hướng nhỏ trong xu hướng lớn. Trong hình, bạn có thể thấy sau khi phá đỉnh (II), giá không quay về vùng điều chỉnh của xu hướng lớn (màu xanh biển) mà cứ liên tục hình thành những mức giá cao hơn (4, 6, 8). Giá phá ngưỡng đáy (7), xu hướng tăng nhỏ bị phá nhưng xu hướng lớn vẫn chưa bị phá và thị trường vẫn được cho là có xu hướng tăng. Dạng xu hướng này khá phức tạp, đòi hỏi trader có kinh nghiệm dày dặn và thuần thục trong việc nhìn ra và vẽ xu hướng rất chính xác. Có điều đáng lưu ý rằng, dù thế nào đi nữa thì giá luôn có thói quen và nhất định quay về vùng điều chỉnh khi thị trường có xu hướng, chỉ là ta không xác định được vào khi nào mà thôi.
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
07 bước để bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên
Mọi traders đều đã, đang và sẽ trải qua những giai đoạn thua dài liên...
Th8
Những bài học đắt giá từ câu chuyện cuộc đời của thiên tài bán khống Jesse Livermore…
Câu chuyện cuộc đời của Jesse LivermoreMục lục0.1 Câu chuyện cuộc đời của Jesse Livermore1...
Th8