“Tâm lý giao dịch là trò chơi tâm lý khó nhất thế giới” (câu nói nổi tiếng của tiến sĩ Alexander Elder). Nó là cuộc đấu trí giữa một Trader và “phần còn lại của thế giới”. Có thể nói rằng, phần lớn nguyên nhân dẫn đến thắng thua trong giao dịch đều xuất phát từ các yếu tố tâm lý .
Vậy làm cách nào để có thể kiểm soát tâm lý khi trade và làm thế nào để tâm lý giao dịch của trader không ảnh hưởng tới kết quả trong dài hạn?
Tâm lý giao dịch là gì?
Tâm lý giao dịch là một chuỗi các cảm giác và cảm xúc mà trader sẽ gặp phải trong quá trình giao dịch. Nó bao gồm các cảm xúc cơ bản như: sự tham lam, sự sợ hãi, sự hỗn loạn, sự lo lắng, sự phấn khích, sự sợ bị bỏ lỡ (FOMO), …
Để tồn tại được trên thị trường, mỗi Trader cần phải kiểm soát và vượt qua những yếu tố tâm lý giao dịch cơ bản này.
Làm thế nào để kiểm soát tâm lý khi trade?
Kiểm soát tâm lý giao dịch là một quá trình rất phức tạp. Để có thể kiểm soát được tâm lý giao dịch, trader thường sẽ phải trải qua một quá trình trải nghiệm đủ lớn về thời gian và đủ đau về những sự mất mát.
Vậy, đâu là những yếu tố quan trọng nhất giúp trader có thể kiểm soát được tâm lý giao dịch và tồn tại trên thị trường?
Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn 5 yếu tố tâm lý giao dịch quan trọng nhất mà một trader chuyên nghiệp cần phải có để có thể kiểm soát tâm lý khi trade.
1. Sự kiên nhẫn là điều quan trọng nhất
Những cú trade với xác xuất thắng cao thực sự không nhiều và không thường xuyên xuất hiện đâu. Trong khi một trader non nớt lại thường đánh đồng “sự na ná” giữa một setup có xác xuất thắng cao với một setup mà họ không thực sự chắc chắn.
Họ vội vàng vào lệnh với tâm lý FOMO và rồi cũng vội vàng nhận ra rằng mình vừa vào một lệnh “không đúng với kế hoạch”. Đáng tiếc là thường thì khi lệnh đã bị đá Stop loss rồi thì mọi người mới nhận ra điều đó.
Theo tôi thì Trading là 70% chờ đợi, 30% trader cần thật sự làm việc. Thật không ngoa khi Steve Burns đã từng nói: Trading là 10% Buy, 10% Sell và 80% là chờ đợi.
Vậy nên, nếu muốn kiếm tiền thì việc đầu tiên bạn cần học và thực hành đó là sự kiên nhẫn chờ đợi.
Hãy chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi cho đến khi thị trường xuất hiện một setup có đủ các tiêu chí theo kế hoạch của bạn. Tất nhiên rồi, có thể nó sẽ không xuất hiện nhiều và thường xuyên đâu, chính vì vậy nên bạn cần hết sức kiên nhẫn chờ đợi.
Thậm chí, ngay kể cả khi đã tham gia được vào thị trường bạn cũng cần phải kiên nhẫn. Nếu bạn đã vào lệnh rồi thì hãy để cho thị trường làm phần việc của nó. Thị trường cần thời gian để di chuyển đến các mục tiêu, đôi khi sẽ rất nhanh nhưng thường thì sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn kỳ vọng, vì vậy bạn cần phải hết sức kiên nhẫn nhé.
2. Kỷ luật sẽ là chìa khóa giúp bạn kiểm soát tâm lý giao dịch
Phải nói, kỷ luật và sự nhất quán là yếu tố cần và đủ cho một kế hoạch trading thành công.
Theo tôi thì “Kỷ luật sẽ làm cân bằng xác xuất của một chiến lược về đúng tỉ lệ của nó“
- Kỷ luật về quản lý vốn: Ví dụ, bạn chỉ rủi ro 1% cho mỗi giao dịch, bạn sẽ không bao giờ mạo hiểm hơn 1% kể cả khi Setup có đẹp hơn bình thường.
- Kỷ luật về Setup: Ví dụ, bạn chỉ vào lệnh khi xuất hiện mô hình Vai Đầu Vai, vì vậy bạn sẽ bỏ qua sự hấp dẫn của mô hình 2 đỉnh 2 đáy hay bất kể mẫu hình nào khác.
- Kỷ luật về điểm chốt lời: Ví dụ, bạn sẽ đặt chốt lời tự động khi đạt tỉ lệ R:R là 3:1 như dự kiến ban đầu. Bạn sẽ không tham lam và điều chỉnh kéo dài điểm chốt lời theo cảm xúc.
- Ngoài ra còn rất nhiều kỷ luật khác như: kỷ luật về điểm cắt lỗ, kỷ luật về tần suất, kỷ luật về số lượng lệnh…sẽ có rất nhiều những kỷ luật khác nhau trong trading và bạn cần phải giữ vững.
Và cuối cùng, tôi thấy cái yếu tố làm cho Trader dễ phá kỷ luật nhất là cái máu liều, hay còn gọi là “máu cờ bạc” trong mỗi con người.
Có phải bạn đã từng nghĩ: “Thôi liều chỉ mỗi lần này thôi, lần sau không thế nữa”.
Đừng dại dột như thế, hãy làm đúng với kế hoạch giao dịch mà bạn đã phát triển.
Một khi bạn đã phá kỷ luật một lần thì rất có khả năng bạn sẽ phá lần 2, lần 3…và lần n…nếu có cơ hội. Trong kỷ luật chỉ có 0 lần hoặc n lần mà thôi.
Là một Trader, bạn phải luôn nhớ rằng, kỷ luật chính là yếu tố cần và đủ để thành công trong trading.
3. Kìm hãm sự tham lam
Tại sao chúng ta lại phải làm điều này nhỉ?
“Là để tránh rủi ro quá mức đấy”
Lòng tham là bản chất của con người, ai cũng có lòng tham có thể nói là vô tận. Tham lam không xấu, nhưng tham lam trong trading rất dễ đưa bạn đến rủi ro quá mức.
Nếu bạn vào 1 lệnh với khối lượng là Amount là 1, lệnh đó bạn thắng $50. Và rồi sau khi đóng lệnh bạn cảm thấy thật tiếc: “Tại sao mình không vào với Amount là 20 nhỉ, như vậy mình đã kiếm được $1000.“
Khi mà việc kiếm tiền càng dễ dàng thì lòng tham của con người ta lại càng lớn, nó giống như một phản ứng của tự nhiên vậy.
Như bạn đã biết đó, trading là một công việc có độ rủi ro cực cao. Ngay cả những trader siêu hạng nhất cũng không bao giờ biết được cú trade tới mình sẽ thắng hay thua. Tất cả các điểm vào lệnh cho dù là hoàn hảo nhất thì cũng chỉ là một điểm lợi thế, không có gì đảm bảo cho một chiến thắng.
Nên nhớ rằng, tất cả các lệnh bạn vào đều có khả năng mặc định là THUA, nghe thì có vẻ chua chát đó, nhưng đấy là sự thật.
Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc kìm hãm lòng tham, thì hãy tự nhắn nhủ với mình điều này: “Mình là người hưởng thụ thành quả, nhưng cũng là người hứng chịu mọi kết cục”.
Vậy bạn có thật sự cần loại bỏ lòng tham?
Theo tôi thì không cần, hoàn toàn không cần. Nói chính xác hơn là bạn không thể loại bỏ lòng tham, thay vào đó bạn có thể kiểm soát chúng. Hãy để lòng tham làm nô lệ cho tâm trí, đừng để tâm trí làm nô lệ cho lòng tham.
4. Loại bỏ sự sợ hãi khi tham gia giao dịch
Đối nghịch với lòng tham trong con người bạn đó chính là sự sợ hãi.
Vậy sự sợ hãi ở đâu ra?
Phần lớn sự sợ hãi xuất phát từ sự phá vỡ kỷ luật trong trading. Có thể bạn đang vào một setup mà không có trong kế hoạch, một setup theo cảm tính, một setup với kích thước quá lớn…
Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, sự sợ hãi thường xuất phát từ những cú trade với khối lượng quá lớn so với tài khoản, những cú trade mà chỉ cần thua một cái là bạn có thể bị mất 20%, 50% hoặc thậm chí cháy tài khoản.
Nên làm gì khi tâm trí xuất hiện sự lo lắng sợ hãi?
Trước hết bạn nên xem xét nguyên do của sự lo lắng sợ hãi là gì. Nếu bạn lo lắng vì đã vào lệnh với kích thước quá lớn thì hãy giảm khối lượng ngay thôi, hoặc thậm chí bạn nên đóng lệnh ngay lập tức khi mọi thứ còn chưa quá muộn.
Nếu bạn chưa vào lệnh mà tâm trí bất an vì bất kỳ lý do gì thì tốt nhất là hãy đứng ngoài thị trường nhé.
Làm sao để bớt lo lắng và ổn định tâm lý hơn?
Đây là 3 cách sẽ giúp bạn ổn định tâm lý hơn:
- Hãy xem lại bộ quy tắc và bản kế hoạch giao dịch của bạn. Nếu bạn đã có một kế hoạch giao dịch thì mỗi khi lo lắng bạn hãy xem lại bản kế hoạch của mình, xem đi xem lại nhiều lần bạn sẽ thấy mọi thứ vẫn ổn và sẽ tự tin hơn rất nhiều đấy.
- Nếu vẫn còn lo lắng thì bạn nên backtest lại chiến lược của mình trong 5 hoặc 10 năm gần đây. Việc Backtest không đảm bảo được rằng trong tương lai bạn cũng sẽ thắng như vậy, nhưng nó sẽ giúp bạn chứng minh được rằng chiến lược của bạn có hiệu quả trong dài hạn và bạn đang đi đúng hướng.
- Hãy làm đúng quy tắc về rủi ro. Ví dụ nếu quy tắc rủi ro của bạn là 2%, giả sử bạn vào lệnh này và bạn mặc định là sẽ thua. Như vậy ít nhất bạn cũng còn 98% tài khoản để có thể tiếp tục chiến đấu. Bạn thấy đấy, nếu bạn tôn trọng rỉ ro thì thắng thua 1 lệnh CHẲNG LÀ GÌ cả, không cần phải lo lắng.
5. Hãy tin tưởng vào phương pháp và chiến lược của mình
Trading là một trò chơi của xác xuất, điều đó có nghĩa là kể cả khi bạn có một chiến lược với tỉ lệ thắng cao bạn vẫn thua.
Bạn đang có một chiến lược với tỉ lệ thắng 70%. Ok, good. Điều đó có nghĩa là cứ 100 lệnh bạn thua 30 lệnh và thắng 70 lệnh.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu 30 lệnh thua liên tiếp trước khi 70 lệnh thắng liên tiếp đến, vậy tài khoản của bạn còn tiền để tiếp tục trade không?
Rồi quay trở lại vấn đề chiến lược giao dịch, khi một chiến lược mà trả về 30 lệnh thua liên tếp thì bạn có nên bỏ và chạy theo một chiến lược khác?
Bạn nên nhớ rằng, bất kỳ một chiến lược nào cũng đều có khả năng xảy ra một chuỗi thua liên tiếp.
Nếu chẳng may chiến lược của bạn không còn phù hợp với thị trường hiện tại nữa thì cách tốt hơn là hãy cải thiện nó thay vì chạy theo một chiến lược mới.
Hãy cho chiến lược của mình một khoảng không gian để thở. Con người mình dù cho khoẻ mạnh đến mấy cũng sẽ có lúc ốm đau phải không? Chiến lược có tài tình đến mấy cũng có những lúc thất bại, thậm chí là một chuỗi thất bại liên tiếp.
Không có chén thánh trong trading, tất cả chỉ là trò chơi của xác xuất và sự quản trị con người bên trong bạn. Hãy tiếp tục và tiếp tục chiến lược mà bạn yêu thích nhất.
Lời kết
Tâm lý chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tồn tại và kiếm được lợi nhuận trên thị trường.
Tỉ phú Warren Buffett từng có một câu nói rất nổi tiếng là “Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang túi những người kiên nhẫn”.
Vì vậy, hãy biết kiên nhẫn, kỷ luật và kìm hãm lòng tham của mình nhé.
Trong quá trình Trading, nếu tâm trí có xảy ra bất an hay sợ hãi, thỉ hãy xem lại bản kế hoạch của mình, hãy back test lại chiến lược và hãy dành sự tôn trọng tuyệt đối với rủi ro. Bạn sẽ tự tin lên nhiều đấy.
Và cuối cùng là hãy tin tưởng vào chiến lược của mình. Nếu bạn đã tìm được một chiến lược, hãy thử nghiệm và chứng minh nó có hiệu quả trước khi mạo hiểm với tiền thật nhé. Hơn ai hết, bạn phải só sự hiểu biết sâu sắc và sự tin tưởng tuyệt đối vào chiến lược của mình.
- CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN HÀNG HOÁ PHÁI SINH 0966277338
- ZALO NHÓM TÌM HIỂU VÀ NHẬN KHOÁ HỌC MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY
- LINK MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH THỬ DEMO : TẠI ĐÂY
- NHÓM FACEBOOK :TẠI ĐÂY
- FANPAGE FACEBOOK : TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
07 bước để bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên
Mọi traders đều đã, đang và sẽ trải qua những giai đoạn thua dài liên...
Th8
Những bài học đắt giá từ câu chuyện cuộc đời của thiên tài bán khống Jesse Livermore…
Câu chuyện cuộc đời của Jesse LivermoreMục lục0.1 Câu chuyện cuộc đời của Jesse Livermore1...
Th8