Những kiểu setup trong trading – Bạn thường giao dịch với kiểu nào?
Mục lục
Kiểu setup cho thị trường có xu hướng
1. Mô hình giá tiếp diễn – Continuation setup
Nói ngắn gọn đây là kiểu giao dịch follow trend. Trader sẽ kiếm được lợi nhuận khi giá tiếp tục chuyển động cùng hướng với trend trước đó. Với loại setup này, Trader cần làm được tối thiểu hai điều cơ bản:
- Xác định được xu hướng hiện tại;
- Xác định được điểm “nghỉ” của xu hướng để tìm điểm vào lệnh.
Dùng hai đường MA để xác định xu hướng giá là một trong những cách phổ biến nhất. Những điểm “nghỉ” của trend là nơi mà Trader sẽ quyết định vào lệnh. Có nhiều cách để xác định ra những điểm này, trên hình minh họa mình dùng kháng cự – hỗ trợ và chính đường MA để tìm điểm vào lệnh.
2. Mô hình giá đảo chiều
Tương tự như mô hình giá tiếp diễn, Trader phải xác định được xu hướng hiện tại trước khi tìm kiếm một mô hình đảo chiều. Điểm khác biệt ở đây chính là thay vì chạy theo trend, Trader sẽ tìm kiếm những vùng giá có khả năng đảo chiều để vào lệnh.
Kiểu giao dịch theo mô hình giá đảo chiều này cho tỷ lệ thắng không cao, tuy nhiên bù lại thì lợi nhuận tiềm năng lại rất lớn. Vì vậy những Trader theo trường phái này thường để thả nổi lợi nhuận của họ khi giá chạy đúng hướng dự kiến mà không vội vàng cắt lệnh.
Kiểu setup cho thị trường không có xu hướng (giá đi ngang)
1. Giao dịch trong phạm vi sideway
Chỉ có 20% thời gian là thị trường di chuyển có xu hướng, 80% còn lại thị trường đều ở trạng thái di chuyển sideway (đi ngang). Vậy nếu theo trường phái giao dịch khi thị trường không có xu hướng thì rõ ràng Trader có nhiều cơ hội hơn.
Với kiểu thị trường này thì giao dịch trong đường ống khá lý tưởng, Trader chỉ cần xác định được đường ống từ đó vào lệnh kiểu mua thấp-bán cao trong đường ống này.
Như đã nói, Trader có rất nhiều cơ hội với kiểu giao dịch này, nếu phát hiện đường ống sớm thì tỷ lệ thắng khá cao. Tuy nhiên, lợi nhuận trên mỗi trade mang lại là không lớn vì vùng giá dao động thường khá nhỏ.
Các chỉ báo dao động như Stochastic hay CCI đặc biệt tỏ ra hiệu quả trong điều kiện thị trường này.
2. Giao dịch phá ngưỡng – Breakout
Đây là một kiểu giao dịch phổ biến cuối cùng, nếu những Trader giao dịch trong đường ống rất sợ hãi một cú Breakout thì những Trader thuộc trường phái cuối cùng này lại săn tìm điều đó.
Họ thường xác định một đường ống giá hoặc vùng giá bị nén lại , sau đó sẽ tìm kiếm những dấu hiệu phá ngưỡng và để có thể vào lệnh ngay từ đầu một trend.
Đây cũng là một kiểu giao dịch có tỷ lệ thắng thấp nhưng bù lại là một reward khá cao.
Một chỉ báo rất thường được sử dụng của những Trader giao dịch phá ngưỡng đó là Bollinger bands. Bollinger bands cung cấp một cái nhìn rất trực quan cho Trader về sự biến động của giá.
- CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN HÀNG HOÁ PHÁI SINH 0966277338
- ZALO NHÓM TÌM HIỂU VÀ NHẬN KHOÁ HỌC MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY
- LINK MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH THỬ DEMO : TẠI ĐÂY
- NHÓM FACEBOOK :TẠI ĐÂY
- FANPAGE FACEBOOK : TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
07 bước để bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên
Mọi traders đều đã, đang và sẽ trải qua những giai đoạn thua dài liên...
Th8
Những bài học đắt giá từ câu chuyện cuộc đời của thiên tài bán khống Jesse Livermore…
Câu chuyện cuộc đời của Jesse LivermoreMục lục0.1 Câu chuyện cuộc đời của Jesse Livermore1...
Th8