Mục lục
Sóng Elliot là gì?
Sóng Elliot chính là một lý thuyết, một công cụ được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott – Kế toán chuyên nghiệp người Mỹ. Lý thuyết được hình thành nhờ vào kết quả của diễn biến tâm lý đám đông. Có thể nói rằng, tâm lý chính là yếu tố quan trọng nhất để cấu tạo nên các mô hình, xu hướng của giá trên thị trường. Dựa vào đó mà Elliot đã sáng tạo ra lý thuyết sóng này.
Tâm lý và hành vi của đám đông luôn diễn ra một cách ngẫu nhiên nhưng chúng sẽ thường tuân theo một chu kỳ nhất định. Đôi khi chúng thể hiện tâm lý hưng phấn nhưng đôi khi cũng thể hiện tâm lý bi quan của thị trường. Do đó, đây chính là kết quả của những chuyển động giá. Những chuyển động này sẽ được xác định bởi các mô hình riêng biệt mà theo đó, tác giả của lý thuyết gọi là sóng.
Không giống với các công cụ khác, khi sử dụng lý thuyết sóng này, nhà đầu tư có thể xác định và nhận biết xu hướng của thị trường, dù là chứng khoán, Hàng Hoá Phái Sinh, forex hay Cryptocurrency đi chăng nữa.
Những thông tin tổng quan về sóng Elliot
Cấu trúc của chu kỳ sóng Elliot
Một chu kỳ sóng Elliot hoàn chỉnh nhất sẽ có bao gồm 8 đợt sóng có cấu trúc 2 pha và dạng 5-3. Trong đó, ở pha đầu tiên sẽ có 5 bước sóng được đánh dấu theo số thứ tự từ 1-5 và đây sẽ là 5 bước sóng di chuyển theo xu hướng chính. Còn đối với pha thứ hai, sẽ có 3 bước sóng điều chỉnh và di chuyển ngược so với xu hướng chính. Thêm vào đó, chúng sẽ được đánh dấu bằng ký tự A, B, C.
Ví dụ về cấu trúc của chu kỳ Elliot Wave trong xu hướng tăng và xu hướng giảm của thị trường:
Bên cạnh các mô hình sóng Elliot cơ bản trên thì còn có 2 mô hình sóng nâng cao nữa đó là: Impulsive Wave và Corrective Wave. Một lát nữa chúng ta sẽ được tìm hiểu chi tiết về phần này, còn sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tính chất của sóng nhé.
Tính chất của sóng
Một cấu trúc sóng Elliot hoàn chỉnh sẽ bao gồm một sóng động lực và một sóng điều chỉnh. Mỗi cấu trúc của Elliot Wave cấp 1 sẽ tạo thành một mắt xích nhỏ trong cấu trúc Elliot Wave cấp độ lớn hơn và cứ thế tiếp diễn như vậy. Cấu trúc này có thể lặp lên đến Elliot Wave cấp độ n và thường xuất hiện trong một xu hướng lớn của thị trường.
Tùy thuộc vào khung thời gian và độ dài của khoảng thời gian xét đến mà giá trị của n trong cấp độ sẽ nhiều hoặc ít. Và đây chính là tính chất của Elliot Wave mà các bạn phải nắm rõ. Ngoài ra, còn một số đặc điểm mà các bạn cũng nên quan tâm như sau:
- Elliot Wave lớn nhất (X) trong xu hướng tăng sẽ bao gồm một sóng động lực tăng có tổng cộng 5 sóng tất cả và một sóng điều chỉnh (Y) gồm 3 sóng chính là A, B, C
- Sóng động lực X sẽ được cấu tạo từ 3 sóng Elliot nhỏ hơn và điểm đáng chú ý là 3 sóng nhỏ này đều có cấu trúc sóng của xu hướng tăng. Mỗi sóng nhỏ hơn sẽ bao gồm sóng động lực tương ứng với chiều tăng của X và chiều giảm của Y
- Sóng điều chỉnh Y cũng được cấu tạo từ 2 sóng Elliot nhỏ hơn và cả 2 sóng này sẽ có cấu trúc sóng của xu hướng giảm. Mỗi Elliot Wave nhỏ hơn sẽ bao gồm 1 sóng động lực (1’-5’) cùng chiều với Y và sóng điều chỉnh (A’-C’) cùng chiều với X
- Đặc điểm này cũng sẽ xảy ra tương tự đối với các mắt xích nhỏ hơn
Các cấp độ của Elliot Wave
Qua những thông tin được tìm hiểu ở trên, chúng ta đã biết được rằng mỗi khi Elliot Wave lớn được hình thành thì sẽ tạo ra một Elliot nhỏ hơn đồng dạng với chúng. Cứ tiếp tục như vậy sẽ hình thành lên nhiều cấp độ khác nhau. Và chính xác thì trong lý thuyết sóng Elliot, có tổng cộng 9 cấp độ tất cả, mỗi cấp độ khác nhau sẽ được thể hiện ở thời gian hình thành.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng tất cả sự phân chia này đều mang tính chất tương đối. Bên cạnh đó, trong cùng một cấp độ cũng sẽ có quy mô, thời gian hình thành mỗi sóng khác nhau. Do đó, để hiểu tường tận về lý thuyết Elliot Wave, bạn nên tham khảo toàn bộ 9 cấp độ sóng như sau:
- Grand Supercycle – Siêu chu kỳ lớn: Cấp độ sóng có thời gian kéo dài cực lớn (Có thể kéo dài cả thế kỷ)
- Super Cycle – Chu kỳ lớn: Cấp độ sóng dài, có thể kéo dài vài thập kỷ
- Cycle – Chu kỳ: Cấp độ sóng có khả năng kéo dài và năm
- Primary – Sơ cấp: Thời gian sóng kéo dài chỉ từ 1 – 2 năm
- Intermediate – Trung cấp: Thời gian sóng sẽ kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng
- Minor – Tương đối nhỏ: Sóng kéo dài trong vài tuần
- Minute – Nhỏ: Sóng kéo dài trong vài ngày
- Minuette – Siêu nhỏ: Sóng chỉ có thể kéo dài trong vài giờ
- Subminuette – Siêu siêu nhỏ: Cấp độ sóng chỉ kéo dài trong vài phút
Hai mô hình sóng nâng cao mà Trader nên biết
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, ngoài mô hình sóng Elliot cơ bản thì chúng ta còn có 2 mô hình sóng nâng cao nữa là: Impulsive Wave và Corrective Wave. Trên thực tế hiện nay, còn có rất nhiều mô hình sóng khác. Tuy nhiên, chúng tôi không thể giới thiệu toàn bộ mô hình sóng cho các bạn được nên đã chọn ra 2 mô hình sóng phổ biến nhất như sau:
Impulsive Wave
Đầu tiên là Impulsive Wave hay còn được biết với tên gọi Tiếng Việt là mô hình sóng đẩy. Hiểu một cách đơn giản nhất thì mô hình sóng đẩy chính là những hành động giá đi theo xu hướng chính của thị trường. Mô hình sẽ bao gồm 5 con sóng, trong đó sóng 1, 3, 5 là những con sóng tăng và còn lại đều là những con sóng giảm. Độ dài của các con sóng phải bằng nhau nên chúng sẽ có những đặc điểm thú vị như:
- Sóng 1: Đây là con sóng thể hiện giai đoạn thị trường có xu hướng đi lên. Lý do xuất hiện sóng là vì có một số nhà đầu tư nhận thấy rằng đây là thời điểm thích hợp để mua nên đã đặt lệnh và khiến cho giá đẩy lên cao
- Sóng 2: Sóng được hình thành khi nhà đầu tư dừng lệnh mua và bắt đầu thực hiện đóng lệnh vì họ cảm thấy đã đạt được mục tiêu của mình. Đây là nguyên nhân khiến cho giá giảm nhưng không chạm sâu như đáy 1
- Sóng 3: Sóng được hình thành khi giá đã quay trở lại xu hướng tăng nhẹ. Một cơ hội thuận lợi để giúp các nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường và làm cho giá bị đẩy lên cao hơn. Thông thường, sóng 3 là sóng mạnh và dài nhất
- Sóng 4: Sóng sẽ xuất hiện khi các nhà đầu tư chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Các nhà đầu tư đánh giá sự xuất hiện của sóng 4 yếu hơn các sóng còn lại bởi họ tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nữa để vào lệnh với mức giá tốt nhất
- Sóng 5: Đây chính là sóng mà tất cả các nhà đầu tư mong muốn nhất trên thị trường. Bởi chiều cao của sóng 5 cao nhất, thể hiện mức giá đang ở vị trí rất cao nên sẽ là một cơ hội thuận lợi giúp Trader thu về lợi nhuận khủng
Corrective Wave
Sau giai đoạn sóng đẩy thì sẽ là các sóng điều chỉnh (Corrective Wave). Ngoài tên gọi là sóng điều chỉnh thì Corrective Wave cũng có một tên gọi khác là sóng hồi. Mô hình sóng này được cấu tạo bởi các hành động giá đi ngược với xu hướng chính ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ như khi thị trường đang ở trong một xu hướng chính là tăng thì sóng điều chỉnh sẽ đi ngược lại với xu hướng hoặc đi ngang.
Nhớ rằng, cấu tạo của mô hình sóng điều chỉnh sẽ không bao giờ vượt quá 5 sóng. Mỗi sóng điều chỉnh được cấu tạo từ các sóng khác nhau sẽ được gọi với cái tên khác như:
- Mô hình sóng Zig Zag: Đây là mô hình sóng bao gồm những bước giá đi ngược lại với xu hướng chính của thị trường. Với mô hình này, Trader có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy
- Mô hình sóng phẳng: Mô hình sóng hồi di chuyển theo sideway. Với dạng mô hình này, kích thước của các sóng sẽ tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều nhưng lại ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B sẽ vượt qua đỉnh sóng A
- Mô hình sóng tam giác: Mô hình sóng tam giác được tạo bởi đường kháng cự và hỗ trợ (Hoặc phân kỳ và hội tụ). Mô hình này sẽ bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của 2 đường cấu tạo và di chuyển theo chiều ngang. Hình dáng của mô hình này khá đa dạng, có thể là tam giác cân, tam giác mở rộng,…
- CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN HÀNG HOÁ PHÁI SINH 0966277338
- ZALO NHÓM TÌM HIỂU VÀ NHẬN KHOÁ HỌC MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY
- LINK MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH THỬ DEMO : TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
Thời điểm hoàn hảo để dời dừng lỗ về huề vốn (Breakeven)
Cách dời dừng lỗ về huề vốn Một cách đúng đắn để bạn chuyển điểm...
Th8
Những thủ thuật đọc nến đơn giản giúp phát hiện sự kết thúc của xu hướng
Những thủ thuật đọc nến đơn giảnMục lục1 Những thủ thuật đọc nến đơn giản2...
Th8