THUẬT NGỮ GIAO DỊCH

Các thuật ngữ dùng trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Thị trường giao dịch hàng hóa thông thường rất mơ hồ về khái niệm, thuật ngữ cơ bản, tuy nhiên, những khái niệm, thuật ngữ cơ bản này là một trong những điều rất quan trọng chúng ta cần nắm rõ.

1.Thị trường giao ngay (Spot market): Mua bán hàng hóa trực tiếp tại thời điểm hiện tại. Thanh toán và giao nhận ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch. Thị trường giao ngay chính là thị trường cơ sở.

2. Phái sinh (Derivative): là một công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

3. Hàng hóa phái sinh: là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định. Việc giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện ở một thời điểm đã được xác định trong tương lai theo hợp đồng đã ký kết.

4. Phái sinh hàng hóa được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính mà tài sản cơ sở là hàng hóa.

5. Hàng hóa cơ sở: Hàng hóa cơ sở trong giao dịch hàng hóa phái sinh được phân loại thành 4 nhóm chính:

  • Nông sản: Ngô, Lúa mì ,Đậu tương, Khô đậu tương, Dầu đậu tương.
  • Kim loại: Bạc Comex, Bạch kim Nymec, Đồng Comex, Quặng sắt.
  • Nguyên liệu công nghiệp: Bông, Cacao, Cà phê Robusta, Cà phê Arabica,Cao su RSS3, Cao su TSR20, Đường 11 ICE US.
  • Năng lượng: Dầu Brent, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu thô WTI, Khí tự nhiên, Xăng pha chế

6. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts) là một loại chứng khoán phát sinh, trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã được thỏa thuận từ hôm nay.

7. Hợp đồng tương lai (Futures) là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.

8. Hợp đồng quyền chọn (Options) là một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Mặc dù khái niệm này có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ.

9. Thành phần tham gia thị trường giao dịch hàng hóa

  • Hedger (phòng vệ rủi ro): Là đối tượng có nhu cầu thực tế đối với hàng hóa cơ sở (nông dân, nhà máy sản xuất…). Thành phần này tham gia thị trường hàng hóa phái sinh nhằm mục đích phòng vệ rủi ro từ biến động giá trong tương lai.
  • Speculator (nhà đầu cơ): Không có nhu cầu thực tế với hàng hóa cơ sở. Họ tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh nhằm thu lợi nhuận từ biến động giá.
  • Artbitrager: Thực hiện các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá.

10. Mức ký quỹ: Là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh hay được hiểu là một khoản tiền được sử dụng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng. Mỗi loại hàng hóa sẽ có 1 mức ký quỹ khác nhau.

11. Bước giá: Là khoản chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 mức giá. Mỗi loại hàng hóa sẽ có một bước giá khác nhau để tính lãi/lỗ trong giao dịch.

12. Vị thế mở trong thị trường hàng hóa: là tổng số lượng hợp đồng kỳ hạn mà một người nắm giữ (mua hoặc bán), các hợp đồng này là những hợp đồng chưa được thực hiện tất toán. Khi vị thế hợp đồng còn ở trạng thái mở, thì người nắm giữ buộc phải tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất.
13. Vị thế đóng (giao dịch đối ứng – đóng vị thế mở): Thực hiện một lệnh ngược với vị thế đang nắm giữ với khối lượng bằng khối lượng vị thế mở đang nắm giữ.

14. Lệnh thị trường (Market Order/MKT): Mua/Bán các hợp đồng tại mức giá thị trường.
15. Lệnh giới hạn (Limit Order / LMT): Mua/Bán các hợp đồng tại mức giá được xác định mà mình mong muốn.
16. Lệnh dừng (Stop Order / STP): Mua/Bán các hợp đồng với lệnh thị trường khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được chỉ định trước.
17. Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order / STL): Mua/Bán các hợp đồng với mức giá giới hạn khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được chỉ định trước.

18. Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Day): là ngày thông báo đầu tiên cho việc giao nhận hàng hóa vật chất. Trước ngày này, nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức đang giữ vị thế mở cần phải đóng vị thế nếu không muốn thực hiện giao nhận hàng hóa vật chất. Còn các nhà đầu tư giao nhận hàng thực có thể tiếp tục giữ vị thế tới ngày giao nhận hàng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện các nhà đầu tư vẫn chưa có đủ điều kiện kho bãi để giao nhận hàng thực và hiện Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) chỉ cho phép các nhà đầu tư giao dịch trên hợp đồng tương lai hàng hóa.
Do vậy, theo quy định của MXV, tất cả các hợp đồng tương lai phải đóng trước 02 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên. Nếu không Sở sẽ chủ động đóng vị thế cho các nhà đầu tư vẫn còn giữ vị thế tới ngày thông báo đầu tiên.


 

 

 

 

 

 

 

error: Content is protected !!