Tư duy tồn tại
Mục lục
CHỈ CẦN BẠN TỒN TẠI ĐƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG NÀY, TỰ NHIÊN BẠN SẼ KIẾM ĐƯỢC TIỀN.
Lập lại quan điểm: Nếu trong cái đầu của bạn không chứa 2 chữ TỒN TẠI. Bạn mãi mãi chỉ là kẻ nộp tiền cho thị trường mà thôi. Là mãi mãi, không bao giờ thay đổi, nạp tiền cho đến khi bạn tắt thở.
Kết luận: Những gì bạn cần làm – TỒN TẠI. Làm mọi cách để tồn tại, và chỉ cần bạn thở được, sống được, tồn tại được, tự nhiên sau 1 khoản thời gian đủ dài tài khoản của bạn chắc chắn sẽ có lợi nhuận.
Tư duy quản trị rủi ro
Cách duy nhất để bạn có thể tồn tại trên thị trường này chính là: Quản trị rủi ro. Chấm hết! Không còn cách nào nữa cả. Chỉ có chính bạn, tự bạn phải biết quản trị rủi ro.
Rủi ro là gì?
Trả lời: Rủi ro là những điều xảy ra mà bạn không thể lường trước được.
Nhớ nhé, rủi ro không phải là mất tiền. Trong giao dịch, mất tiền là 1 chuyện rất bình thường và nó không phải là rủi ro. Nếu bạn đang thua lỗ trong giao dịch, nghĩa là bạn đang đi đúng hướng. Vì thế, mất tiền là 1 phần của cuộc chơi, đừng sợ mất tiền và đừng đánh đồng rủi ro là mất tiền.
Thử nghĩ mà xem: Càng sợ mất tiền, bạn lại càng mất tiền. Phần lớn những người cháy tài khoản mà tôi biết là những người sợ mất tiền. Sợ mất tiền > Bị tâm lý > Không dám cắt lỗ > Nhồi thêm lệnh để nhanh hòa vốn > Lăn ra chết. Công thức đốt tiền này lập đi lập lại với hầu hết tất cả các Trader.
Có thể bạn đã biết: tôi cũng đã có rất nhiều lần bị thị trường vã cho sấp mặt. Cứ vào lệnh là dính SL, thua liền tục. Rồi sao? Chẳng sao cả. Mất tiền không phải là rủi ro, mất tiền là 1 phần của giao dịch.
Vậy quản trị rủi ro là làm gì?
Trả lời đơn giản: Biết chính xác con số mà bạn sẽ mất khi bạn sai. Và điều quan trọng nhất: BẠN CÓ CHẤP NHẬN ĐƯỢC CON SỐ ĐÓ HAY KHÔNG?
Tôi xin được nhắc lại: BẠN CÓ CHẤP NHẬN ĐƯỢC CON SỐ MÀ BẠN SẴN SÀNG MẤT HAY KHÔNG?
Tôi đã từng thấy rất nhiều trader làm rất tốt với số vốn 500$. Họ giao dịch 0.01 lot/lệnh, cực tốt. Lý do? khi giao dịch với từng ấy, con số biến động nhiều lắm chỉ là vài chục USD (ly cafe, gói thuốc, bữa ăn). Không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay cảm xúc cả, họ làm rất tốt.
Nhưng cũng cái thằng Trader ấy, khi nó tưởng dễ ăn, dễ kiếm tiền, nạp vào 20,000$ và giao dịch với Volume 1-2 lot/lệnh thì nó chết. Lúc này con số biến động cho mỗi giao dịch là vài trăm USD (là tiền lương 1 tháng của nó, là tiền trả góp cái nhà đang ở, là tiền học phí sữa tả của con nó…). Nó bắt đầu lạnh, nó bắt đầu sợ mất tiền. Và khi lỗ tầm 500$ trở lên nó không dám cắt lỗ, vì cắt lỗ là mất tiền. Kết quả, nó lăn ra nó chết. Tài khoản cháy bung bét cả lên.
Trong giao dịch, mỗi người có 1 vị thế về tiền rất khác nhau. Thằng kiếm được trăm triệu mỗi tháng sẽ không tiếc vài triệu mỗi ngày. Ngược lại, thằng kiếm được chục triệu mỗi tháng, khi mất vài triệu sẽ cảm thấy rất nặng nề.
Hãy nhớ cái vòng xoáy tôi nói ở trên: Mất tiền > Tâm Lý > Cháy tài khoản. Nếu bạn không chấp nhận được con số mà bạn sẽ mất chắc chắn bạn sẽ bị tâm lý. Và trong thị trường này khi tâm lý có vấn đề, gần như 100% bạn sẽ mất hết tất cả.
Nhiều thằng ngu không hiểu rõ vấn đề nằm ở quản trị rủi ro. Trong đầu tụi nó chỉ là: Phương pháp sai, chỉ báo tốt, chén thánh cần hoàn thiện… Để rồi: Cháy, nạp tiền, tiếp tục cháy, nạp tiền… Sau cùng quay lại chửi bởi um xùm cả lên. Đừng nói tôi quá khích, gọi tụi này ngu là chuẩn rồi. Đúng hay sai là chuyện rất bình thường, nhưng để tài khoản cháy chính là NGU.
Cách quản trị rủi ro
Thực tế nó thế này:
– 2% của tài khoản 15000$ tức 300$ (bằng 1 bữa cafe starbuck + bữa lẩu Hadilao + bữa karaoke quẩy nhiệt tình với 6 đứa bạn).
– 2% của tài khoản 60000$ tức 1200$ (bằng 1 cái smartphone hoặc 1 cái laptop mới).
– 2% của tài khoản 320000$ tức 6400$ (bằng 1 con xe SH + 1 chiếc Iphone mới).
Bạn có đủ dũng cảm nhìn 1 con SH nhảy múa không? bạn có chịu nổi cái nhiệt khi mất con số này không? Vì thế, dẹp cái nguyên tắc 2% đi. Nó chỉ để lùa gà thôi, rãi thóc để những con gà mới bước chân vào thị trường nạp 100$ – 200$ đầu tiên và thấy dễ kiếm ăn. Để rồi sau đó gà về, đêm hết vốn liếng của mình thả vào, kết quả: Bị thị trường thịt.
Vậy cách quản trị rủi ro đúng là gì?
Bước 1: Bạn sẵn sàng mất bao nhiêu?
Cứ ghi thẳng ra 1 con số mà bạn chấp nhận mất trong 1 kèo hoặc 1 ngày. Nếu mất đi số tiền đó, cuộc sống bạn vẫn tốt, tâm lý bạn vẫn thoải mái, không áp lực gì cả. Hãy viết ra 1 con số.
Bước 2: Tính toán để dừng lỗ đúng con số đó
Tôi sẵn sàng mất 400$ cho 1 giao dịch. SL trung bình từ 40 – 50 pips. Vậy thì cứ đơn giản mà làm:
– BUY/SELL tiền: 0.8 lot/lệnh. SL dài thì giảm volume.
– BUY/SELL Gold: 0.5 lot/lệnh.
– BUY/SELL Bitcoin: 0.3 lot/lệnh (Vì BTC SL tương đối xa)
Đây là con số tôi dám mất. Vượt qua ngưỡng này, chưa chắc tôi đã dám cắt lỗ. Vì thế, vào lệnh xong, cài SL và Out.
Con đường đi đến nghĩa địa nhanh nhất mà tôi biết với Combo đặc sản: Giao dịch vàng, không gắn SL, nhồi lệnh gồng lỗ. Đỉnh cao hơn nữa: Nạp tiền để gồng, cứu tài khoản… và rồi banh xác. Quá nghiệt ngã, nếu ăn được 1 kèo vàng, bạn chỉ kiếm được vài trăm USD lẻ, nhưng khi sai lại mất tất, mất tất cả tiền vốn, tiền tiết kiệm, thậm chí là tiền vay. Đáng không?
Đừng ham làm giàu, đừng ham kiếm tiền. Dễ vậy nó kêu gia đình dòng họ nó vào kiếm chứ nó lùa bạn vào làm gì. Hãy dùng cái đầu có não mà suy nghĩ. Thị trường này mà làm giàu nhanh được thì làm gì đến lượt bạn?
Chia sẻ: Hãy Tập hít thở, tập sống và tập tồn tại trên thị trường. Làm được những điều này, tiền sẽ đến. Chắc chắn lợi nhuận sẽ đến theo thời gian.
Tổng kết
Điều tôi muốn truyền đạt: Hãy để 2 từ TỒN TẠI trong đầu của bạn. Làm được điều đó tiền chắc chắn sẽ đến.
Cuối cùng, Tôi xin nhắc lại: CHỈ CẦN BẠN TỒN TẠI ĐƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG NÀY, TỰ NHIÊN BẠN SẼ KIẾM ĐƯỢC TIỀN. Không cần phải manh động, không cần cố nhồi nhét về phân tích kỹ thuật, không cần phải đi học nhiều các thể loại thầy/bà… Bạn chỉ cần làm mọi cách để TỒN TẠI. Vậy thôi!
Tại sao tôi viết bài này? Đơn giản thôi, kèo của tôi đưa ra, Plan update mỗi sáng, tôi đánh đúng plan ấy, SL rõ ràng, TP không có (phần lớn là cong đít chạy sớm). Còn bạn? Tại sao tại vẫn đang lỗ? Tại sao bạn cháy tài khoản? Là do bạn cả thôi.
Bài viết liên quan
6 nhược điểm “lớn” của chỉ báo đường trung bình động (MA) mà ít trader nào để ý tới
Dưới đây là 6 nhược điểm lớn của Đường trung bình động mà anh em trader nên biết. 1. Đường...
Th8
4 cách xác nhận một cú phá vỡ (breakout) có xác suất thành công cao
Sử dụng hành động giáMục lục1 Sử dụng hành động giá2 Phá vỡ và kiểm tra lại3...
Th8
Mô hình Hồi hai nhịp kết hợp EMA 20 – Thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG mà rất nhiều price action trader chuyên nghiệp sử dụng
Nguyên tắc giao dịch đối với mô hình hồi 2 nhịp tại đường EMA 20 Về nguyên...
Th8
8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading
1// Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức...
Th8
07 bước để bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên
Mọi traders đều đã, đang và sẽ trải qua những giai đoạn thua dài liên...
Th8
Những bài học đắt giá từ câu chuyện cuộc đời của thiên tài bán khống Jesse Livermore…
Câu chuyện cuộc đời của Jesse LivermoreMục lục0.1 Câu chuyện cuộc đời của Jesse Livermore1...
Th8